Người Dao Phìn Ngan ăn lễ lớn
Theo báo cáo của Phòng CSGT Công an tỉnh Nam Định gửi Cục CSGT Bộ Công an, khoảng 15 giờ ngày 30.1, bà Nguyễn Thị D. (61 tuổi, trú P.Điện Biên, Q.Ba Đình, Hà Nội) lái xe ô tô 7 chỗ mang biển số 30G - 156.XX chở theo 8 người khác di chuyển trên QL21, hướng TT.Cổ Lễ (H.Trực Ninh, Nam Định) về TP.Nam Định (Nam Định). Khi đến Km153+500 QL21 thuộc địa bàn P.Nam Vân (TP.Nam Định) thì chiếc xe húc đổ lan can cứng, lao xuống mương nước cạnh đường.Vụ việc khiến 7 người chết tại chỗ, gồm bà D, ông Nguyễn Đức C. (69 tuổi, chồng bà D), Nguyễn Ngọc A. (36 tuổi, con bà D), Trần Ngọc Minh K. (8 tuổi, con chị Ngọc A), anh Nguyễn Văn T. (39 tuổi, trú H.Thanh Oai, Hà Nội), chị D. (34 tuổi, vợ anh T), Nguyễn Quang M. (2 tuổi).Chị Nguyễn Ngọc Q. (34 tuổi, con bà D) và cháu Nguyễn Ngọc D. (học sinh lớp 6) bị thương, được đưa đi cấp cứu.Bước đầu, Phòng CSGT Công an tỉnh Nam Định xác định chiếc xe 7 chỗ di chuyển tốc độ chậm để rẽ phải rồi tự đâm vào lan can đường và lao xuống mương, không va chạm với phương tiện nào khác.Công an tỉnh Nam Định đang điều tra, làm rõ vụ tai nạn.Theo thống kê của Cục CSGT, trong ngày 30.1 (tỉnh đến 15 giờ ngày 30.1), toàn quốc xảy ra 50 vụ tai nạn giao thông, làm chết 25 người, bị thương 50 người. So với ngày cùng kỳ năm 2024 giảm 41 vụ, giảm 9 người chết và giảm 31 người bị thương.Về kết quả xử lý vi phạm, lực lượng CSGT toàn quốc đã kiểm tra, phát hiện xử lý 3.308 trường hợp vi phạm; tạm giữ 36 xe ô tô, 1.592 xe mô tô, 25 phương tiện khác; tước 191 giấy phép lái xe các loại, trừ điểm 427 giấy phép lái xe.Trong đó vi phạm nồng độ cồn xử lý 1.405 trường hợp; vi phạm về tốc độ 567 trường hợp ; chở hàng quá tải trọng 1 trường hợp; quá khổ giới hạn 2 trường hợp; chở quá số người quy định 12 trường hợp; vi phạm ma túy 6 trường hợp.Cổ phiếu VNDIRECT giao dịch khủng, giá giảm hơn 3%
Ngày 13.2, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đã tổ chức hội nghị công bố các quyết định về việc sắp xếp bộ máy và công tác cán bộ. Qua đó, quyết định thành lập Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh và Đảng bộ UBND tỉnh và thay đổi hàng loạt nhân sự chủ chốt.Tại hội nghị, ông Trần Vũ Khiêm, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy đã công bố các quyết định của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc kết thúc hoạt động một số ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy khối. Đồng thời, công bố quyết định thành lập Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh và Đảng bộ UBND tỉnh trực thuộc Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh.Ông Trần Hải Châu, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh được chỉ định tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Đảng ủy kiêm nhiệm; ông Trần Vũ Khiêm, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy giữ chức Phó bí thư Thường trực Đảng ủy kiêm nhiệm; ông Phạm Tiến Nam, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH và ông Nguyễn Văn Thái, Phó bí thư thường trực Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh giữ chức Phó bí thư Đảng ủy.Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh cũng có quyết định chỉ định tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy UBND tỉnh, nhiệm kỳ 2020 - 2025.Ông Trần Phong, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh giữ chức Bí thư Đảng ủy kiêm nhiệm; ông Đoàn Ngọc Lâm, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh giữ chức Phó bí thư thường trực Đảng ủy kiêm nhiệm; ông Phạm Quang Ánh, Bí thư Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh và ông Trần Ngọc Thăng, Phó bí thư thường trực Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh giữ chức Phó bí thư Đảng ủy UBND tỉnh.Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình cũng đã có quyết định hợp nhất Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận Tỉnh ủy thành Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy, đồng thời điều động, bổ nhiệm ông Trương An Ninh, Bí thư Thị ủy Ba Đồn giữ chức Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy.Cũng trong chiều 13.2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình đã tổ chức hội nghị triển khai quyết định về công tác cán bộ tại Thành ủy Đồng Hới. Qua đó điều động, phân công bà Phạm Thị Hân, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Bình giữ chức vụ Bí thư Thành ủy Đồng Hới nhiệm kỳ 2020 - 2025.Phát biểu nhận nhiệm vụ, bà Hân bày tỏ lòng cảm kích đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tin tưởng giao trọng trách mới và cam kết sẽ phấn đấu rèn luyện, phát huy tinh thần trách nhiệm cùng tập thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ. Trước mắt là thực hiện việc sắp xếp, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị thành phố tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời, tập trung chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ 22, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
'Giải cứu' đường hẻm
Chiều 25.2, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM tổ chức lễ trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (gọi chung là sổ đỏ) cho các tổ chức tôn giáo và Tổng công ty Điện lực TP.HCM.Cụ thể, 8 tổ chức nhận sổ đỏ gồm: Giáo xứ Hà Đông, Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) – Chi hội Gò Vấp, Chùa Phổ Minh (Q.Gò Vấp), Giáo xứ Nam Hưng, Chùa Ngọc Lâm (H.Hóc Môn), Chùa Di Lạc (Q.Bình Tân), Nhà hưu dưỡng linh mục Bắc Ninh, Chùa Nam Thiên Nhất Trụ (TP.Thủ Đức).Riêng Tổng công ty Điện lực TP.HCM được cấp giấy chứng nhận đối với 30 khu đất làm trạm điện.Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, cho biết sự kiện này có ý nghĩa quan trọng, không chỉ khẳng định vai trò của tôn giáo trong việc đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng, an sinh xã hội và phát triển văn hóa, mà còn thể hiện sự quan tâm đặc biệt của các cơ quan quản lý đối với các đơn vị có tính chất đặc thù trong công tác quản lý đất đai.Từ khi luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ tháng 8.2024, TP.HCM đã có 26 hồ sơ của các cơ sở tôn giáo được trình và cấp sổ đỏ, đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định.Tính chung từ năm 2008 đến nay, địa phương cấp hơn 1.000 sổ đỏ với tổng diện tích hơn 2,5 triệu m² đất cho các cơ sở tôn giáo. Đây là kết quả của sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền, ngành tài nguyên và môi trường với các tổ chức tôn giáo để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác cấp giấy chứng nhận."Việc cấp sổ đỏ là sự ghi nhận về mặt pháp lý đối với quyền sử dụng đất của các tổ chức tôn giáo, đồng thời là cam kết của chính quyền trong việc đồng hành, hỗ trợ để các cơ sở tôn giáo hoạt động thuận lợi, ổn định", ông Thắng nói thêm.Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM tin tưởng với cơ sở pháp lý rõ ràng, các tổ chức tôn giáo sẽ tiếp tục phát huy tinh thần "tốt đời, đẹp đạo", thực hiện tốt phương châm "đạo pháp – dân tộc – chủ nghĩa xã hội", đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển thành phố.Sắp tới, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rà soát và tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến đất đai của các cơ sở tôn giáo, đồng thời mong muốn nhận được sự phối hợp tích cực từ các tổ chức tôn giáo trong việc kê khai, đăng ký và hoàn thiện hồ sơ.Theo số liệu của cơ quan quản lý đất đai đến hết tháng 2.2025, toàn TP.HCM đã cấp 1.586.838 giấy chứng nhận cho cá nhân (tỷ lệ 99,7% so với diện tích đất cần cấp) và cấp 1.516.615 giấy chứng nhận cho tổ chức (tỷ lệ 92,5%).
Chiều 25.1, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết, trong ngày thứ hai kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, toàn quốc xảy ra 53 vụ tai nạn giao thông, làm chết 25 người, bị thương 47 người (giảm 30 vụ, giảm 18 người chết, giảm 20 người bị thương so với năm 2024).Lực lượng cảnh sát giao thông các địa phương đã kiểm tra, phát hiện xử lý 7.855 trường hợp vi phạm ở lĩnh vực giao thông đường bộ, tạm giữ 74 xe ô tô, 2.618 xe mô tô, 88 phương tiện khác, tước 344 giấy phép lái xe các loại. Trong đó, vi phạm nồng độ cồn xử lý 2.106 trường hợp; vi phạm về tốc độ 1.808 trường hợp; chở hàng quá tải trọng 16 trường hợp; quá khổ giới hạn 4 trường hợp; chở quá số người quy định 58 trường hợp; vi phạm ma túy 9 trường hợp...Trên đường thủy, lực lượng cảnh sát giao thông đã kiểm tra, phát hiện xử lý 7 trường hợp vi phạm, phạt tiền 45 triệu đồng; đường sắt đã kiểm tra phát hiện, xử lý lập biên bản 2 trường vi phạm, phạt tiền 1 triệu đồng.Cục Cảnh sát giao thông cho biết, trong ngày 27 tết Nguyên đán, tại TP.Hà Nội, TP.HCM và các địa phương giáp ranh không xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài và tai nạn giao thông nghiêm trọng.Trước đó, trong ngày đầu kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, toàn quốc xảy ra 47 vụ tai nạn giao thông, làm 27 người chết, 31 người bị thương (so với cùng kỳ năm 2024 giảm 33 vụ, giảm 16 người chết, giảm 26 người bị thương).Như vậy, tính đến nay, đã có 52 người chết trong kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Cổ đông 'ôm cục tức' vì doanh nghiệp nợ cổ tức hàng chục năm
Tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó giám đốc thường trực ĐH Duy Tân, nhìn nhận khối ngành thiết kế - mỹ thuật - kiến trúc là khối ngành có sự tác động rất lớn của công nghệ. "Trước đây, để trúng tuyển và học các ngành này, sinh viên phải có điểm năng khiếu vẽ. Tuy nhiên những năm gần đây, sự bùng nổ của AI đã hỗ trợ rất nhiều đối với sinh viên và những người làm việc trong lĩnh vực thiết kế, kiến trúc, mỹ thuật... Có năng khiếu vẽ và vẽ đẹp chỉ là thuận lợi ban đầu. Yếu tố tiên quyết vẫn là tư duy về thẩm mỹ. Khi có tư duy thẩm mỹ, chúng ta có thể ứng dụng các phần mềm, công cụ hỗ trợ để có thể tạo nên những bản vẽ đẹp và chính xác" - tiến sĩ Hải cho biết.Theo Thạc sĩ Nguyễn Xuân Phúc, cố vấn khoa Kiến trúc mỹ thuật Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, Phó chủ tịch Hội thiết kế TP.HCM VDAS, trường không đòi hỏi nặng về năng khiếu và trong chương trình đào tạo trường có các học phần trang bị cho người học các kỹ năng này. Quan điểm đào tạo của nhiều trường đào tạo kiến trúc ở Việt Nam vẫn cho rằng năng khiếu là yếu tố then chốt nhưng khi có đam mê, nhẫn nại, cần cù thì hạn chế về năng khiếu không phải là rào cản cho sự thành công, đặc biệt trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay.